【Top 5】Cây thủy sinh chịu nóng qua mùa hè, dễ trồng

5/5 - (1 bình chọn)

Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình chăm sóc hồ thủy sinh. Vậy trong nội dung này hãy cùng chaucayxuatkhau tìm hiểu những vấn đề liên quan đến nhiệt độ đối với cây thủy sinh, cũng như các cây thủy sinh chịu nóng thích hợp cho các bạn mới chơi thủy sinh nhé.

cây thủy sinh chịu nóng
Khám phá cây thủy sinh chịu nóng

Vai trò của nhiệt độ với cây thủy sinh

Cũng như con người thì nhiệt độ cũng vô cùng quan trọng và nhiệt độ trong bể cá cũng vậy nó rất quan trọng đối với sức khỏe của các loài cá cảnh cũng như các loài cây thực vật thủy sinh sống trong bể và cần được kiểm tra hàng ngày để duy trì sự ổn định nhằm tạo nên một môi trường sống phù hợp nhất.

Nhiệt độ quá nóng thì cũng vô cùng nguy hiểm sẽ cũng gây ra nhiều vấn đề tác hại cho bể cá thủy sinh như sẽ làm cây và cá chậm phát triển gây ra nhiều loại bệnh và rêu hại. Ngoài ra nhiệt độ rất ảnh hưởng đến cây thủy sinh nhất là loài rêu chúng đòi hỏi nhiệt độ thật mát mới phát triển được, nhưng có một số loài cá không chịu được với nhiệt độ quá nóng cũng như quá lạnh, nên đòi hỏi ở người chơi sự am hiểu tìm tòi về cá cũng như cây thủy sinh để kết hợp khi chơi cho phù hợp.

Nhiệt độ thích hợp cho hồ thủy sinh

Với những người nuôi cá cảnh thì luôn thắc mắc với nhiệt độ bao nhiêu sẽ là thích hợp cho việc nuôi cá cảnh luôn khỏe mạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất cho bể cá là 25-28 độ C. Mặc dù cá cảnh có thể sống trong điều kiện nhiệt độ lên tới 30 độ tuy nhiên việc duy trì thường xuyên nhiệt độ quá cao cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của loài cá. Nếu bạn mới chỉ duy trì việc thay nước và vệ sinh bể cá thường xuyên nhưng chưa hiểu nhiều về điều kiện nhiệt độ, cá của bạn vẫn khó duy trì được tuổi thọ. Sự thật là việc chăm sóc cá cảnh không khó như bạn nghĩ, chỉ cần bạn chăm sóc đúng cách, …

Bạn có biết rằng nếu nhiệt độ cao 30 độ duy trì trong vòng 10 ngày, cá sẽ suy yếu hệ miễn dịch, và dễ bị mắc ký sinh trùng hơn, tuổi thọ cũng chúng cũng vì thế mà suy giảm nhanh chóng. Chúng chỉ có thể sống sót từ 30 đến 60 ngày, thậm chí ít hơn thế. Có những nghiên cứu cho rằng cá sẽ tử vong tới 90% khi nhiệt độ ca quá ngưỡng 30 độ và chỉ tới 10% khi cá sống ở nhiệt độ dưới 15 độ.

Do vậy, để giúp cá cảnh có bạn có thể khỏe mạnh, bạn cần duy trì nhiệt độ thích hợp cho bể cá cảnh là từ 25-28 độ C. Với thời tiết tại Việt Nam để luôn duy trì ở nhiệt độ này thì không phải dễ vậy phải làm sao để có thể duy trì được nhiệt độ thích hợp cho bể cá cảnh?

Phương pháp để giữ mát nhiệt độ cho bể cá vào mùa hè

  • Tắt đèn bể hoặc giảm bớt đèn bể cá
  • Đặt bể ở những nơi thấp hơn
  • Mở các nắp đậy hồ 
  • Tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời
  • Quạt gió
  • Hệ thống làm lạnh chiller cho bể thủy sinh

Các cây thủy sinh chịu nóng

Rêu java

Rêu Java là một trong những loại rêu thuộc nhóm Hypnaceae phổ biến trong thế giới thủy sinh do việc trồng và chăm sóc khá dễ dàng. Rêu java không cần đất nền vẫn có thể phát triển tốt, vậy nên nó thường được dùng để bổ sung, điểm xuyết vào bố cục.

Ngoài ra, loại rêu này có thể bám vào bất cứ thứ gì trong bể để phát triển, đặc biệt là đá, lũa, làm cho phong cảnh trở nên xanh và đẹp hơn.

Rêu java được biết đến là loài có sức sinh trưởng và phát triển tốt trong các loài rêu, với khả năng phát triển tốt nhất ở 70 đến 75 ° F (21 đến 24 ° C), và có thể sống ở nhiệt độ lên tới 85 đến 90 ° F (29 đến 32 ° C). Thậm chí, có thể sống trong môi trường nước lợ.

Rong lá liễu

Rong lá liễu hay còn gọi là Potamogeton paste plus, có sức sống vô cùng mãnh liệt và có thể sống trong nhiệt độ cao. Cây đẹp, thân mọc thành chùm nên rất được các anh em yêu thích để trang trí hồ thủy sinh.

rong lá liễu

Cây vảy óc xanh

Cây thủy sinh Vảy Ốc Lá Xanh thuộc dòng cây cắt cắm dành cho những anh em yêu thích màu xanh lá mạ, loài cây này được rất nhiều anh em chơi phong cách hồ thủy sinh Hà Lan yêu thích, bởi màu xanh lá mạ rất nổi bật tạo điểm nhấn cho chiếc hồ. Ngoài ra cây thủy sinh Vảy Ốc Lá Xanh còn thường được trồng làm hậu cảnh, phối với các bố cục rừng tự nhiên, những hồ thủy sinh cỡ lớn có thể dùng làm bụi cây xanh rất đẹp.

Có thể nói vẩy ốc xanh rất dễ tính, chúng có thể chấp nhận những phạm vi rộng của những thông số nước, không có bất kì sự đòi hỏi nào về độ pH, nước cứng hay mềm…mặc dù có thể thích nghi tốt với nhiều mức nhiệt độ khác nhau nhưng nhiệt độ cao sẽ giúp loài này phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, vẩy ốc xanh khá khắt khe trong vấn đền dinh dưỡng.

Cây ráy thủy sinh – cây đẹp, có sức sống mãnh liệt

Ráy thủy sinh hay còn gọi là cây trầu bà. Chúng có rất nhiều chủng loại khác nhau, được phân bố hầu hết tại nhiều nước có khí hậu ấm áp, nhìn chung về hình dáng thì cây có màu xanh thẫm, thân và lá cứng. Có bộ rễ rất phát triển và có thể bám rất chắc vào lũa, đá trong bể.

loại cây thủy sinh rất dễ trồng, vừa không cần nhiều ánh sáng và chất dinh dưỡng. Chúng lại có thể sống trong môi trường cả trên cạn lẫn dưới nước. Do vậy cây luôn là lựa chọn hàng đấu cho những người mới chơi thủy sinh. Nhiệt độ trung bình để cây sinh trưởng và phát triển là 20 – 30 C.

Cây dương xỉ

Nếu bạn bắt đầu chơi thủy sinh thì dương xỉ là một sựa lựa chọn vô cùng lý tưởng. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi nhiều điều kiện. Đặc biệt, có nhiều loài nhiều vẻ đẹp khác nhau để bạn lựa chọn.

Điều kiện nước thích hợp để cây phát triển là 22 – 29 độ C, pH 5.5 – 7. Tùy thuộc vào từng loài mà có kích thước khác nhau, phù hợp trồng ở vị trí tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh trong bể thủy sinh. Tuy nhiên, dương xỉ thường có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 18 – 30 độ C. Dương xỉ sừng hưu phát triển tốt từ 18 – 30 độ C.

Hy vọng danh sách các cây thủy sinh chịu nóng trên có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức để chăm sóc bể thủy sinh của mình mà không cần phải lo lắng khi nhiệt độ thay đổi, đặc biệt là vào mùa hè.

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *