【Hot】Cây thủy sinh không thở: nhận biết và cách xử lý

5/5 - (1 bình chọn)

Cây thủy sinh không thở là đề tài mà rất nhiều các bạn mới bắt đầu bước vào thế giới thủy sinh quan tâm và lo lắng. Vì thế chaucayxuatkhau sẽ chia sẻ chi tiết về cách nhận biết và điều chỉnh để giúp cây thủy sinh của bạn thở bình thường nhé.

cây thủy sinh không thở

Tìm hiểu về hiện tượng cây thủy sinh thở

Khi hồ thủy sinh của bạn đã có một lượng CO2 đủ và hội tụ thêm các yếu tố cần thiết khác như ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, bạn sẽ thấy hiện tượng cây thủy sinh nhả nhiều bong bóng khí như hình bên dưới, người ta hay gọi là cây thở.

cây thủy sinh không thở

Trong hồ cá, khi ta bật đèn, cây nhận được đủ lượng CO2, ánh sáng, dinh dưỡng thì sẽ thực hiện quá trình quang hợp và nhả ra khí Oxi. Còn khi ta tắt đèn, cây sẽ thực hiện quá trình hô hấp là hít khí Oxi và thảy ra khí CO2.

Làm sao để nhận biết cây thở? Rất dễ bạn chỉ cần quan sát các loài cây đó,thấy trên bề mặt lá hoặc mặt dưới của lá xuất hiện các giọt không khí đọng dưới mặt lá hoặc trên bề mặt là cây đang quang hợp và giọt không khí ấy chính là khí oxi do cây nhả ra.

Nếu quan sát cây thủy sinh không thở có sao không?

Tuy nhiên nếu bạn đã chăm CO2 thường xuyên mà không thấy cây thở thì cũng đừng lo lắng, cứ bình tĩnh quan sát cây thủy sinh của bạn có phát triển xanh tốt hơn không. Nếu cây xanh tốt thì không cần phải bận tâm chuyện cây không thở hoặc thở ít.

cây thủy sinh không thở

Điều này tôi đã đề cập như trên. Có trường hợp khách mới mua cây thủy sinh và bình CO2 trọn bộ của tôi ngày hôm trước, hôm sau liền hỏi sao không thấy cây thở?

Câu trả lời là bạn mới trồng cây, cây chưa ra rễ và chưa hoàn toàn thích nghi với môi trường mới, và lượng CO2 bạn cho vào hồ chưa biết đã đủ hay không. Do đó hãy kiên nhẫn chờ 1-2 tuần để cây bắt rễ, và hồ thủy sinh đi vào trạng thái ổn định. Còn nếu biết lượng CO2 có đủ hay không, hãy dùng dung dịch thử nồng độ CO2 trong bể thủy sinh.

Một khía cạnh khác mà ta cần xem xét khi không thấy cây thở, đó là bạn đang dùng một bộ lọc quá mạnh, dẫn đến dòng chảy nước trong hồ của bạn cũng mạnh, những bọt khí được nhả ra từ cây sẽ nhanh chóng bị dòng nước cuốn trôi và đương nhiên bạn sẽ không thấy cây thở.

Làm sao để giúp cây thở?

Thường các trường hợp cây thở khi hồ đã hội tụ đủ các yếu tố ánh sáng, co2. Vì thế nếu cây không thở hoặc ít thở, bạn cần kiểm tra và xem xét 2 yếu tố này.

  • Hãy dùng dung dịch để kiểm tra lượng CO2 cho vào hồ đã đủ hay chưa
  • Nếu kiểm tra và thấy lượng CO2 chưa đủ, hãy tăng lượng CO2 cho vào hồ 
  • Nếu đã tăng và đảm bảo lượng CO2 đã đủ, quan sát một thời gian dài (mấy ngày) vẫn không thấy cây thở, thì quan sát tiếp cây thủy sinh trong hồ của bạn có phát triển tốt hay không, có dấu hiệu cây bị thiếu đèn hay không, nếu thiếu thì gắn thêm đèn. 

FAQ cây thủy sinh không thở

Ta có thể nuôi nhiều cá để chúng nhả CO2, và không cần bình CO2 được không?

Không, mặc dù chúng ta biết rằng cá sẽ hít Oxy, nhả ra CO2 qua quá trình hô hấp, nhưng lượng CO2 đó vẫn quá ít so với nhu cầu của cây, cho dù bạn có nuôi nhiều cá cỡ nào, cũng sẽ không tốt bằng trang bị bình CO2.

Ta có thể dùng máy sủi oxy để thay cho bình CO2 được không, vì trong không khí có CO2?

Không. Vì nếu như vậy, bạn thử nghĩ xem tại sao hàng ngàn người chơi thủy sinh lại bỏ ra mấy trăm nghìn đồng thậm chí hàng triệu đồng để trang bị hệ thống CO2, thay vì mua một máy sủi oxy vài chục nghìn đồng. CO2 từ máy sủi là vô cùng ít và chắc chắn không đủ cho hồ thủy sinh của bạn.

Tôi mở càng nhiều co2 thì cây thở càng nhiều chừng nấy có phải không?

Không. Chúng ta cung cấp khí co2 để cây quang hợp,nhưng cây chỉ dừng lại ở mức bão hoà co2 tức là chúng chỉ nhận co2 đến mức tối đa mà chúng cần để quang hợp.

Vậy tại sao đôi khi tôi mở nhiều co2 nhưng vẫn không thấy cây thở?

Tất cả các loài cây quang hợp nhả ra oxi là nhờ khí co2,ánh sáng,nước,chất dinh dưỡng… Nếu bạn thiếu 1 trong các yếu tố trên cũng khiến cây làm chậm quá trình quang hợp.

Các loài cây lá đỏ có cần nhiều co2 hơn các loài cây lá xanh?

Một số loài cây lá đỏ cần rất nhiều co2 cùng với ánh sáng mạnh,nhiệt độ không quá 30*C,dinh dưỡng nhiều thì mới tạo ra màu đỏ như ý của chúng. Nhưng đôi khi các loài cây lá xanh vẫn cần co2 nhiều để phát triển như: trân châu nhật.

Hy vọng những chia sẻ trên, đã giúp bạn có những thông tin cơ bản về cây thủy sinh không thở. Đừng quên theo dõi trang để cập nhật những thông tin thú vị khác nhé!

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *