【Top】Những cây thủy sinh lọc nước hồ cá phải có cho bể của bạn

5/5 - (1 bình chọn)

Cây thủy sinh lọc nước bể cá là nhân tố cực kì quan trọng và không thể thiếu trong mỗi bể cá cảnh bởi chúng giúp nước sạch và trong hơn. Vậy hãy cùng chaucayxuatkhau tìm hiểu top những cây thủy sinh lọc nước hồ cá từ đơn giản đến đẹp khó trồng.

cây thủy sinh lọc nước hồ cá

Cây thủy sinh đúng như tên gọi của nó là loài cây sống trong môi trường nước hoặc cần có nước chúng mới có thể sống được, có những cây sống chìm hẳn dưới mặt nước bên cạnh đó có loài chỉ sống trên mặt nước hoặc một phần thân thể của chúng ngập trong nước mà thôi.

Cây thủy sinh trong những bể cá thủy sinh có tác dụng không chỉ làm đẹp mà còn có tác dụng lớn trong quá trình lọc nước bể, chúng làm giảm lượng CO2 và tăng lượng Oxy cần thiết cho hô hấp của cá sống trong bể. 

Top những cây thủy sinh lọc nước hồ cá dễ trồng

Cây lưỡi mác

Đây là loại cây thủy sinh lọc nước hồ cá hàng đầu hiện nay, rất dễ bắt gặp ở các bể cá, bể thủy sinh hiện nay. Là loại cây thường được sử dụng làm trung cảnh rất tốt với lá cây to khiến chúng là điểm nhấn của bể. Ngoài ra chúng cũng rất dễ trồng, không đòi hỏi lượng Co2 quá cao và phát triển hoàn toàn bình thường ở các khu vực có hàm lượng ánh sáng thấp.

Cây súng thủy sinh

Cây súng thủy sinh hay còn gọi là cây súng xác pháo. Được biết đến là loại cây đặc trung với lá cây có màu đỏ đậm. Tùy theo ánh sáng sẽ chuyển sang nhạt dần sang màu xanh rất đẹp mắt. Chúng là loại cây được trồng nhiều nhất ở khu vực trung cảnh, có khả năng lọc nước rất tốt. Tuy nhiên bạn cần chú ý cũng cấp ánh sáng cho cây nhé. Vì đây là loại cây cần rất nhiều ánh sáng mới phát triển được.

Cây bèo Nhật

Loại cây này thì cực kỳ quen thuộc đối với người dân Việt Nam phải không? Ta sẽ dễ dàng bắt gặp cây ở các ao, hồ, sông ngòi tại bất cứ đâu. Tuy nhiên khi được sử dụng trong thủy sinh thì đừng coi thường vẻ ngoài của chúng nhé. Nếu cung cấp đủ lượng Co2 cây sẽ phát triển tối đa rất đẹp. Cây cũng có công dụng hút chất độc và thanh lọc môi trường bể. Chúng được trồng nổi trên mặt nước, vì vậy đôi khi sẽ che mất ánh sáng của bể do vậy bạn cần chú ý khi trồng cây. 

Cây dương xỉ

Cây dưởng xỉ thường được sử dụng trong bể thủy sinh để trang trí các khu vực lũa, đá. Khác với đa số các loại cây thủy sinh khác có thể trồng trực tiếp xuống đất nền. Cây dương xỉ lại là loại cây thủy sinh không cần sử dụng đất nền. Bạn nên buộc chúng vào các giá thể cứng hoặc những khối đá trang trí trong bể. Cây cũng không đòi hỏi nhiều về ánh sáng và Co2, do vậy chúng khá dễ trồng và cũng là một hệ thống lọc sống cực kỳ hiệu quả.

Cây thủy trúc

Khác với những cây trên, cây thủy trúc thường được trồng ở những khu vực ẩm ướt. Chúng không thể sống hoàn toàn trong nước. Do vậy khi trồng cây sẽ phát triển cao hơn thành bể cá. Bạn cần chú ý điều này khi trồng cây để bố trí sao cho hợp lý. Đây là loại cây thủy sinh lọc nước cực tốt. Thâm trí người ta thường trồng chúng xung quanh ao hồ để giải độc cho nước. Nên đây cũng là loại cây bạn rất đáng cân nhắc khi chơi thủy sinh đấy.

cây thủy trúc

Phân loại cây thủy sinh lọc nước hồ cá theo cấp độ

Chọn cây thủy sinh cho hồ cá sẽ được phân loại theo cấp độ khó tới dễ (kỹ thuật trồng).

Cây thủy sinh cấp độ 1

Cây lệ nhi thủy sinh
  • Đây là những cây thủy sinh dễ trồng, phổ biến
  • Dễ thích ứng với nhiều môi trường khác nhau
  • Có thể phát triển mạnh và phát triển tốt trong hồ thủy sinh ánh sáng yếu
  • Thời gian chăm sóc ít vì cây phát triển chậm
  • Cây thủy sinh cấp độ 1 gồm: Ráy lá nhỏ, Lệ Nhi, Cỏ Thìa,…

Cây thủy sinh cấp độ 2

Đây là những cây thủy sinh tương đối dễ trồng. Nếu là những người đã có kinh nghiệm thì nhóm cây thủy sinh cấp độ 2 là lựa chọn hợp lý. Cây cần cung cấp đầy đủ CO2 để phát triển tốt.

Cây cỏ đỏ thủy sinh
  • Cần ánh sáng tối thiểu 0.5 watt/lít nước để phát triển mạnh
  • Thời gian chăm sóc bắt buộc từ 30 phút đến 1 giờ hàng tuần, tùy vào sự phát triển và tăng trưởng của mỗi loại cây
  • Phải có đất nền và phân nước, khuyến khích sử dụng các loại phân bón đặc biệt
  • Các loại cây thủy sinh cấp độ 2 gồm: Cỏ Đỏ, Rau Má Hương, Cỏ Bợ,…

Cây thủy sinh cấp độ 3

Đây là những cây thủy sinh khó trồng. Những cây thủy sinh này chỉ phù hợp cho người có kiến thức về thủy sinh. Mặc dù khó chăm sóc nhưng cây thủy sinh cấp độ 3 lại có hình dáng vô cùng nổi bật và bắt mắt.

Cây cỏ giấy thủy sinh
  • Cây cần cung cấp CO2 liên tục
  • Cần ánh sáng 1watt/lít nước hoặc nhiều hơn để phát triển mạnh
  • Thời gian chăm sóc từ 1-2 giờ hàng tuần. Sự tăng trưởng cây có thể gây khó khăn
  • Đất nền, phân nước và phân đặc biệt là bắt buộc
  • Cây thủy sinh cấp độ 3 như: Cỏ Giấy, Trân Châu Nhật, Trân Châu Cuba…

Trên đây là toàn bộ các thông tin cơ bản liên quan tới cây thủy sinh lọc nước và 5 loại cây thủy sinh lọc nước hồ cá phổ biến nhất. Hi vọng với những chia sẻ trong bài, các bạn sẽ lựa chọn được loại cây thủy sinh phù hợp với hồ cá cảnh của mình.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *