Trồng cây đào trước nhà có tốt không? Cách trồng và chăm sóc cây?

3/5 - (2 bình chọn)

Nói đến cây hoa đào là nói đến loại hoa cây cảnh chơi Tết rất đẹp, hoa nở đúng dịp tết làm cho không khí xuân thêm rộn ràng và ý nghĩa. Màu hoa đào cũng rất thơ mộng. Vì thế cây đào không chỉ được yêu thích ngày tết mà còn được nhiều gia đình dùng làm cảnh. Vậy trồng cây đào trước nhà có tốt không?

trồng cây đào trước nhà có tốt không
Trồng cây đào trước nhà có tốt không?

Tìm hiểu đôi nét về cây đào

Theo truyền thuyết Trung Hoa thì cây Đào đã xuất hiện cách đây hàng triệu năm về trước, chỉ có các vị tiên trên Thiên Đình mới được ăn quả để trường sinh bất lão. Do đó, người Trung Hoa thường coi quả đào là một tứ quả vô cùng quý giá và đặt ở nơi rất trang trọng.

Đối với văn hóa Việt Nam, hoa đào được ví như một cô gái xinh đẹp, mỏng manh, yếu ớt cần được che chở và bảo vệ, được thể hiện qua câu thành ngữ “Phận liễu yếu đào tơ”.

Chung quy lại, chưng cây đào ngày tết mang đến cho ngôi nhà thêm vượng khí, xua đuổi tà ma, điềm dữ. Đem đến cho gia chủ cái tết đoàn viên, sum vầy, bình an, may mắn, phát tài, phát lộc trong năm mới.

Cùng với cành mai vàng là biểu tượng mùa xuân phương Nam thì cành đào lại mang nét đặc trưng của cái tết miền Bắc. Những chậu cây hoa đào thường được đặt ở những vị trí trang trọng và thoáng đãng nhất  trong nhà hoặc ngoài sân mỗi khi tết đến. 

Bên cạnh đó, cây đào cũng được trồng nhiều ở sân vườn biệt thự, tòa thị chính, vườn hoa, công viên, khu du lịch, khu đô thị nhà máy, xí nghiệp,… Để tạo không khí xuân đang đến ở khắp mọi nơi cũng như tạo cảnh quan đẹp cho nơi trồng cây.

>>> Xem thêm:

Trồng cây đào trước nhà có tốt không?

trồng cây đào trước nhà có tốt không

Đào là loại cây cho đơm bông rất đẹp, dáng cây có thể được tạo tùy ý người trồng và nó có một sức sinh trưởng khá tốt. Không chỉ chưng Tết, nhiều người còn quyết định trồng đào trước nhà như một cách để trang trí không gian nhà ở. Ngoài ra, việc làm này nếu được thực hiện đúng đắn còn giúp gia chủ đón nhận nhiều điều tốt lành nhờ nguồn phong thủy vượng.

Chưa hiểu rõ những lợi ích trên, không ít người tỏ ra ngần ngại trước quyết định có hay không nên trồng đào trước nhà. Theo các chuyên gia phong thủy thì cây trồng trước nhà là điều tốt lành. Nó có thể mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ, giúp nguồn khí vượng lưu thông trong nhà dễ dàng hơn, đẩy lùi được nguồn khí xấu hay tác động tiêu cực đến gia đình.

Như vậy, có thể thấy, trồng cây đào trước nhà là việc rất nên làm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bất kỳ ai thực hiện cũng đều mang lại kết quả như ý muốn.

Theo đó, ngoài nắm rõ kỹ thuật trồng đào ra thì còn cần phải hiểu được một vài nguyên tắc về phong thủy. Chỉ như vậy thì người trồng mới giúp cây phát huy được tối đa lợi ích.

Cụ thể, một số nguyên tắc phong thủy cần phải hiểu được khi mong muốn việc trồng đào trước nhà mang đến điều tốt lành là:

  • Vị trí thích hợp để trồng cây
  • Hướng tốt để đặt cây đào
  • Cách chăm sóc để khiến cây đào khỏe mạnh, tạo nguồn khí vượng

Thông thường, vị trí được chuyên gia phong thủy khuyên nên trồng cây đào là ở khu vực trước cửa, sảnh lớn… Đó là những nơi thoáng đãng, dễ nhìn và có thể khiến mỹ quan nhà ở trở nên bắt mắt hơn.

Do đó, trồng cây đào theo phong thủy đem đến nguồn sinh khí mới, cho mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý. Vẻ đẹp của loài hoa này còn biểu trưng cho sự dịu dàng, e lệ, kiều diễm.

>>> Tham khảo: Top các loại cây trồng trong nhà theo phong thủy

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây đào

Đào là cây không chịu được úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp giàu dinh dưỡng. 

Trồng cây đào

Trồng cây đào theo phong thủy nếu không áp dụng theo đúng các bước kỹ thuật cơ bản thì khó có thể đạt được kết quả như ý muốn. Trước hết cần đặt cây đào giống nằm dọc trên tay thuận của người trồng, sau đó dùng tay còn lại bóc bỏ túi bầu, đặt cây vào chính giữa hố. Lưu ý cần đặt cây đào giống ngay ngắn sau đó lấp đất lại.

Dùng cuốc, xẻng vun đất bốn xung quanh gốc cây, dùng tay ấn nhẹ đất phía xung quanh bầu cây làm cho cây không bị đổ khi tưới nước. Lấp đất cao đến phần cổ rễ của cây đào giống.

Đối với cây đào cảnh, sau khi trồng xong chúng ta phải tiến hành chống cọc cho cây khỏi bị đổ. Việc chống cọc phải được tiến hành ngay sau khi trồng. Sau khi trồng nên tiến hành tủ gốc để giữ ẩm cho cây bằng rơm, rạ, cỏ mục.

Cách chăm sóc cây đào

Khi mới trồng cây đào xong cần phải cung cấp đầy đủ nước sao cho lúc nào cũng có độ ẩm. Việc bón phântùy vào độ lớn nhỏ của chậu hoa đào. Nên bón phân cho cây đào trong thời gian từ 20 ngày sau khi trồng, bón cách gốc 30-50cm theo hình chiếu của tán cây, tưới nước đủ ẩm cho đào trong thời kì bón phân để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân và sinh trưởng tốt.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây đào

Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá các bạn có thể dùng luân phiên các loại thuốc Regent 800WG, Sokupi… Nếu chậu hoa đào của bạn có dấu hiệu lở cổ rễ hay đốm lá thì cần dùng Anvil 10EC hat Penac P. Cây đào cũng có thể bị rệp sáp làm hại, các bạn có thể dùng Supracide để phòng trừ.

Tạo tán, tạo thế cho chậu hoa đào

Việc tạo tán, thế cần tiến hành liên tục từ 5-7 ngày một lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc tạo khung theo các thế đã định, cắt tỉa, bỏ những cành ngoài ý muốn. Các bạn cũng có thể kết hợp cách khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây đào của mình.

Bí quyết cho hoa nở nhanh hay chậm

Nếu cành đào cắm trong nhà nở quá nhanh, người chơi có thể dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách gốc cành đào khoảng gang tay, mục đích hạn chế chất dinh dưỡng lên thân nuôi hoa. Một mẹo khác thường được người dân sử dụng là cho sỏi vào trong bình giữ lạnh, đào sẽ nở chậm.

Ngược lại, muốn kích đào nở nhanh, người chơi có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, đảm bảo sau một đêm đào sẽ nở tung. Người chơi nên thay nước khoảng 2-3 ngày/lần để đào được bền.

Với mỗi gia đình miền Bắc, màu hồng phai hay thắm của những cành đào không bao giờ thiếu khi Tết đến. Nhưng với cách đặt bình và cắm hoa đào ngày Tết theo phong thủy, bạn đã mang cát lợi cho cả 365 ngày.

Cách xử lý cây đào cắm trong bình luôn xanh tốt

Nên cho nước vào bình đào vừa phải, đừng để ít hay nhiều quá. Và cần nhớ thay nước cho đào để hoa luôn tươi. Màu sắc và độ bền của hoa đào cũng ảnh hưởng nhiều đến hòa khí, tình yêu, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là vợ chồng.

Hạn chế dùng hoa đào giả làm bằng giấy, nhựa, thủy tinh.

Cần phải vứt hoa đi trước khi hoa héo ngay trong chính nhà bạn vào đầu năm mới. Trong phong thủy, nếu đầu năm mà chứng kiến hoa héo, trong nhà có sự chia cách hoặc tranh chấp.

Màu sắc của bình cắm đào cũng nên theo phong thủy. Nếu đặt bình về hướng Bắc nên chọn màu xanh da trời, màu đen; Nếu đặt bình về hướng Đông Nam hay Đông nên chọn bình màu xanh ngọc, xanh lá cây; Nếu đặt bình phía Nam nên chọn bình màu đỏ hoặc tím; Nếu đặt bình hướng Tây, Tây Bắc nên chọn bình màu vàng hoặc trắng; Tây Nam và Đông Bắc nên sử dụng bình màu vàng nâu.

Trồng cây đào trước nhà có tốt không sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Vì thế nếu xem trọng về phong thủy bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có được lời khuyên chính xác nhất. Hy vọng bài viết trên của chaucayxuatkhau có ích cho bạn.

Bài viết liên quan

Cây để Bàn thờ Thần Tài: Chiêu tài, rước lộc, đón bình an

Chọn đúng cây để bàn thờ Thần Tài mang lại tài lộc, may mắn và...

Top cây để bàn làm việc tuổi đinh mão cho công việc hanh thông

Cây cảnh Ngọc Tân sẽ giới thiệu đến bạn những loại cây để bàn làm...

Cây trầu bà đế vương kim cương: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trầu bà đế vương kim cương đang là một loại cây cảnh đang được...

[Bật mí] Mệnh thuỷ hợp cây gì để bàn làm việc mang lại tài lộc, an vui?

Mệnh thuỷ hợp cây gì để bàn làm việc? Cây Cảnh Ngọc giới thiệu một...

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...