CÁCH GHÉP HOA SỨ THÁI LAN ĐỂ TẠO HÌNH

5/5 - (1 bình chọn)

Câu hỏi 9: Tôi có một chậu trồng cây hoa sứ Thái lan có hình thù rất giống con người, nhưng lại thiếu mất một bên cánh tây. Chờ mãi cây không ra thêm được nhánh nào ở phía đối diện để làm cánh tay thứ hai, tôi muốn tạo thêm một cánh tay nữa cho cây có hình dáng giống con người nhưng không biết cách nào. Xin cho biết có cách nào để tạo ra một nhánh mới để làm cánh tay thứ hai không? Nếu có xin được chỉ dẫn cách cách ghép sứ thái lan cụ thể?

cách ghép hoa sứ thái lan
Cách ghép sứ thái lan thế nào?

Trả lời

Để tạo ra một nhánh đối diện làm cánh tay tương ứng với cánh tay phía bên kia, nếu cứ chờ cho cây ra nhánh mới như bạn đã từng chờ thì có lẽ chẳng bao giờ được.

Vì thế cách duy nhất có thể được là bạn phải ghép một nhánh khác vào vị trí mà bạn muốn. Để ghép chậu cây hoa sứ Thái lan bạn có thể áp dụng một số cách như ghép mắt, ghép vặt nêm bên hông, ghép vạt nêm chẻ ngọn…

Nhưng trong trường hợp này bạn nên áp dụng ghép vạt nêm bên hông, vì chỉ có cách ghép này bạn mới tạo ra được cánh tay như bạn mong muốn.

cắt ghép sứ thái đòi hỏi kỹ thuật tốt

Hướng dẫn chi tiết cách ghép sứ thái lan

Trước hết bạn phải kiếm được một nhánh sứ có độ lớn tương đương với nhánh sứ đã có sẵn mà bạn định làm cánh tay (nhánh sứ này được lấy ngay từ cây sứ đang có sẵn của bạn thì càng tốt).

Xử lý nhánh sứ để ghép

Cắt lấy một đoạn dài khoảng 4-5 cm (hoặc có thể dài hơn tùy theo cách ghép lớn hay nhỏ) để làm cành ghép.

Sau đó dùng lưỡi dao sắc mỏng khử trùng bằng còn 90 độ, cắt vát hai bên gốc của cành ghép tạo cho chúng có hình nêm nhọn đầu.

Cây sứ cần ghép

Tại vị trí định ghép trên cây sứ của bạn cũng dùng dao cắt sau vào trong thân hai nhát tạo thành hình chữ V, sao cho khi lắp ráp cành ghép vào chữ V thì sẽ vừa khít với vạt nêm vừa cắt.

Sau đó dùng dây nilon loại mỏng, mềm (hoặc băng keo cao su non thường dùng để quấn ống nước) quấn chặt lại.

Cuối cùng dùng một bao nilon trùm kím hết cành ghép và chỗ ghép để giữ cho cành ghép không bị không và không bị nước xâm nhập gây thối. Ngưng tưới nước, chỉ phun sương dưới gốc cho vừa đủ ẩm.

Lưu ý: Do gốc ghép và cành ghép có độ lớn không bằng nhau nên muốn chỗ ghép dính nhau bạn phải đưa cành ghép lệch sang một bên để cho cành ghép nằm sát với một bên vỏ của gốc ghép. Vì nếu để cành ghép nằm ở giữa miệng ghép chữ V của gốc ghép thì phần vỏ của gốc ghép và cành ghép không ăn mí với nhau., chỗ ghép sẽ không dính được, tức là sẽ không thành công.

Sau khi ghép khoảng một tuần lễ, nếu thấy cành ghép còn tươi, đầu cành ghép bắt đầu ra lá non là đã thành công, có thể tháo bỏ bao nilon và tưới nước xuống gốc cho cây đủ độ ẩm.

Khi cành ghép ra lá mạnh thì có thể tưới nước lên cây bình thường, chờ khi chỗ ghép liền do thì tháo bỏ dây nilon (hoặc băng keo cao su non).

Để cách ghép sứ thái lan dễ thành công cần phải thao tác thật thuần thục và nhanh. Đồng thời khi cắt hình chữ V trên gốc ghép và hình nêm trên cành ghép phải làm sao cho chúng thật vừa khít với nhau. Muốn vậy trước khi ghép bạn phải tập làm nhiều lần trên một cây sứ khác cho thật nhuyễn, rồi mới tiến thành trên cây sứ thật của bạn. Chúc bạn thành công.

Bài viết liên quan

Cây sen đá nâu: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sen đá nâu – hay còn gọi là hoàng tử nâu. Mặc dù không...

Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?

Nhắc tới loại cây cảnh đẹp không thể nào bỏ qua cây Ngũ Gia Bì....

Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được nhiều lựa chọn để...

Những thú vị ở cây kim giao có thể bạn chưa biết?

Cây kim giao từ lâu đã nổi tiếng là loại cây cung cấp gỗ ứng...

Cây tùng thơm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người lại đổ xô đi mua cây tùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *