Hướng dẫn cách trồng gừng hiệu quả từ lúc chọn giống đến thu hoạch

5/5 - (1 bình chọn)

Gừng được biết như một loại gia vị và vị thuốc thông dụng tại Việt Nam. Cách trồng gừng cũng khá đơn giản nhưng để cây gừng cho củ to và nhiều thì cần phải có kinh nghiệm. Cách trồng gừng hiệu quả sẽ giúp cây cho năng suất cao, năng cao hiệu quả kinh tế. Cùng xem qua bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.

cách trồng gừng hiệu quả
Hướng dẫn cách trồng gừng hiệu quả

Hướng dẫn cách trồng gừng hiệu quả

Để cây gừng phát triển tốt nhất thì việc chọn thời điểm trồng rất quan trọng. Thông thường trồng gừng vào lúc thời tiết bắt đầu ấm áp (từ tháng 1 đến tháng 2 hoặc tháng 4 đến tháng 5) cây sẽ sinh trưởng dễ dàng hơn.

Cây gừng thường mất khoảng 8 tháng đến 10 tháng để cho củ lớn. Vì thế khi thời tiết lạnh dần vào cuối năm (tháng 10 đến tháng 12) thì gừng đã có thể thu hoạch được.

Chọn giống gừng

Có thể nói, gừng trâu, gừng dé. Giống gừng đạt chuẩn cần được xử lý trước khi trồng với những loại thuốc như Phatox, Score, …. Đây là thuốc có gốc CU với khả năng diệt nấm và phòng bệnh cho cây gừng.

giống gừng tốt

Chọn giống gừng củ to, già, bóng không khô héo, không nhăn nhúm và không bị sâu bệnh. Muốn gừng lên đều cần ủ giống cho nảy mầm trước khi trồng. Đây là yếu tố quyết định trước tiên đến năng suất gừng. Gừng giống phải được chuẩn bị một tháng trước khi trồng.

Đất trồng

Nên trồng gừng theo luống ở nền đất có độ ẩm cao. Gừng non vừa trồng cần được che phủ bằng biện pháp tủ gốc, tủ luống. Đất trồng gần cần có khả năng thoát nước tốt.

đất trồng gừng

Mặc dù không kén đất nhưng để đạt năng suất cao nhất, đất trồng gừng cũng cần có độ mùn và độ xốp nhất định. Theo đó, cần trộn đất sạch cùng tro trấu, trùn quế đúng tỷ lệ 1 : 2 : 1.

Phân bón

Cũng như nhiều loại cây trồng khác, gừng cũng cần được bón phân đầy đủ để nhận đủ dưỡng chất. Thông thường, cứ mỗi ha gừng cần ít nhất 5 tấn phân chuồng, 80kg lân và 1 tạ kali. Lượng phân này sẽ được chia đều để bón cho đến khi thu hoạch.

Lượng phân chuồng nhiều nhà vườn còn đầu tư lên đến 10 lần mỗi ha cho 1 vụ. Tố nhất, nên bón phân chuồng và phân lân theo hàng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Kỹ thuật trồng gừng

cách trồng gừng hiệu quả
  • Nếu trồng trên diện tích lớn, nên ươm giống gừng trước khi trồng để giúp cho gừng giống mọc mầm đồng đều. Sau trồng cây gừng phát triển nhanh và tăng tính đồng nhất trong ruộng gừng, dễ chăm sóc.
  • Cách ươm giống gừng: Chọn củ gừng già (gừng cựu, phần thân chính của nhánh gừng hoặc gừng từ đủ 9 tháng tuổi trở lên), bẻ hoặc cắt các đoạn củ (nhánh) dài 2,5 – 5 cm, trên mỗi nhánh phải có ít nhất 1 mắt mầm (chồi ngủ).
  • Ủ hom gừng giống: Cho cát sạch vào thùng xốp hoặc có thể đổ một lớp cát từ 15 – 20 cm ở góc nhà. Xếp lần lượt hom giống gừng với khoảng cách hom cách hom từ 3 – 5 cm, rồi phủ kín thêm một lớp cát sạch, tiến hành tưới đẫm. Trong suốt quá trình ươm hom cần duy trì độ ẩm 80 – 90%, ngày tưới 1 lần. Việc ươm giống gừng được tiến hành trước khi trồng từ 10 – 15 ngày. Khi gừng nhú mắt có thể đem trồng.
  • Trồng gừng: Trên mỗi luống trồng thành 2 hàng so le nhau (kiểu nanh sấu), với hàng cách hàng 40 – 50 cm và cây cách cây 30 – 40 cm (đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa). Đặt giống (đã chuẩn bị trước) sâu 5 – 7 cm, mắt mầm/chồi hướng lên hoặc hướng ngang, lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.

Kỹ thuật chăm sóc cây gừng

cách chăm sóc gừng
  • Mặc dù gừng là loại cây thích đất ẩm nhưng lại không thể chịu được ngập úng. Do đó, lượng nước tưới chỉ cần đảm bảo đủ độ ẩm, khoảng 2 lần mỗi ngày là được. Củ gừng sẽ ra mầm trong vòng 20 ngày. Đến lúc lá gừng lớn khỏe thì chỉ cần tưới nước một lần mỗi ngày.
  • Gừng non thường bị ốc sên tấn công nên cần được canh bắt ốc hoặc dùng thuốc diệt ốc trong giai đoạn đầu.
  • Thông thường, gừng sẽ phát triển tốt hơn ở nơi có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, ở điều kiện này cây lại cho củ ít và khá nhỏ. Tốt nhất cần đảm bảo thời gian cây gừng tiếp xúc với ánh sáng tối đa 6 tiếng mỗi ngày là được.
  • Khi lớn, củ rừng sẽ dần trồi khỏi mặt đất và dần đến khoảng tháng 8 thì lá gừng bắt đầu rụng. Ở giai đoạn này, không cần phải tưới nước cho cây gừng nữa.
  • Cần thường xuyên làm cỏ và dọn líp gừng để tránh sâu bệnh. Nếu thực hiện bước làm sạch tốt thì cây gừng sẽ không bị bệnh trong suốt quá trình trưởng thành.

Thu hoạch gừng

Nếu trồng tốt, có thể thu hoạch gừng dần từ tháng 5. Lúc thu hoạch cần phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm đứt rễ hay trầy xước củ gừng. Những tổn thương nhỏ có thể tạo điều kiện để sâu bệnh phát triển. Lúc nay, người nông dân đã có thể bắt đầu chọn và lấy giống để trồng cho vụ sau.

Gừng thường không khó trồng nhưng để cây gừng cho năng suất tốt thì người nông dân cần phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm. Việc trồng gừng trên diện rộng thường gặp rất nhiều vấn đề như sâu bệnh, ngập úng, củ nhỏ, …. Kỹ thuật trồng gừng đúng chính là chìa khóa quan trọng giúp người nông dân dễ dàng hơn trong việc trồng và chăm sóc cây gừng.

Bài viết liên quan

Mùa hè trồng rau gì? Top 16 loại rau vừa bổ dưỡng, lại vừa thông dụng

Nếu bạn là nông dân phố mới tập tành vào nghề hay vẫn còn đang...

Top các loại rau trồng trong bóng râm dễ chăm sóc

Để đảm bảo sự phát triển của khu vườn rau xanh, bên cạnh đó là...

Top các loại rau dễ trồng ngắn ngày không thể thiếu trong vườn nhà

Trồng rau hiện nay là thú vui của nhiều gia đình ở thành thị. Bên...

Top 4 cây gia vị trồng trong nhà dễ dàng, không tốn diện tích

Chỉ với một khoảnh ban công nhỏ hẹp cùng với những chiếc thùng xốp hay...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *