Ghép cây mai nhiều màu

Rate this post

Câu hỏi 7: Cách đây vài năm, khi đi chợ hoa tết ở thành phố Cần Thơ, tôi thấy người ta bày bán nhiều cây mai có đến vài thứ hoa (loại có màu vàng, loại có màu trắng, loại bông có nhiều cánh…) trên cùng một gốc. Xin cho biết có những giống mai như vậy không hay do người ta đã lai ghép để tạo ra nó. Nếu đúng là do lai ghép thì xin hãy chỉ dẫn cách làm?

cây mai nhiều màu

Ghép cây mai nhiều màu

Trả lời: trong thực tế không có một cây giống mai nào mà lại mang trên mình nhiều màu hoa như bạn đã nhìn thấy. Để có được một cây mai như vậy, người ta đã ghép nhiều giống mai chung trên một gốc ghép cây mai nhiều màu. Việc làm này đòi hỏi phải có kinh nghiệm và rất công phu. Nhưng nếu bạn thích và có sự đam mê, bạn vẫn có thể làm được. Cách làm cụ thể như sau:

Chuẩn bị cây làm gốc ghép

Có thể dùng gốc mai vàng, mai tứ quý hay mai rừng làm gốc ghép. Khi những cây này có đường kính gốc lớn khoảng 3-4 cm là có thể làm gốc ghép được. Sau khi đã có cây đủ tiêu chuẩn làm gốc, bạn dùng cưa cắt bỏ phần ngọn (cách mặt đất khoản 30-40 cm). Cắt xong trồng vào chậu, chờ một thời gian gốc mai sẽ đâm tược, chọn để lại 4-5 tược đẹp phân bố đều xung quanh gốc, số còn lại tỉa bỏ. Khi nào tược lớn cỡ chiếc đũa là ghép được (để dễ phân biệt tạm thời gọi đây là gốc ghép).

mai ghép nhiều màu rất độc đáo để chưng mùa xuân

Chuẩn bị giống để ghép

Trong dân gian hiện nay có khá nhiều loại mai đẹp như Bạch Mai (hoa màu trắng), Hồng mai (hoa màu vàng hồng), Thanh mai (hoa màu phớt xanh), Huỳnh mai (hoa màu vàng). Riêng huỳnh mai có thể có nhiều lại, từ 9, 12, 24, 60.. Đến 150 cánh, bạn có thể chọn loại nào tùy theo ý thích của bạn.

Cách ghép

Có thể chọn một trong vài cách ghép cây mai nhiều màu sau đây nếu bạn thấy cách nào dễ thực hiện:

+ Ghép “bo”:

Trên gốc ghép (cách thân chính khoảng 2-3 cm) dùng dao ghép (có mũi nhọn, cứng, sắc) rạch 2 đường song song với thân cây, mỗi đường dài 0,6 cm, cách nhau 0,4cm. Sau đó cắt hai đường nằm ngang nối liền hai đường dọc lại với nhau thành một hình chữ nhật (phần này gọi là cửa sổ). Cành để lấy giống có độ lớn tương đương độ lớn của gốc ghép. Trên cành giống chọn mắt mầm còn tốt, sau đó rạch 4 đường xung quanh mắt mầm tạo thành một hình chứ nhật nhỏ hơn cửa sổ một chút. Phần này gọi là Bo. Tách bo ra khỏi cành, sau đó tách lớp vỏ trên cửa sổ rồi đặt bo đúng vào vị trí trong cửa sổ. Áp nhẹ tay cho bo ôm sát vào gốc ghép. Dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt chỗ ghép. Hai tuần sau kiểm tra, nếu thấy bo còn sống thì cắt bỏ phần trên của gốc ghép, sau khi cắt một thời gian, mắt mầm sẽ phát triển thành chời và thành cành mai ghép sau này. Cách ghép này tương đối dễ thực hiện, thường được nhiều nghệ nhân áp dụng.

+Ghép áp:

Yêu cầu phải có một cây (cây làm gốc ghép hoặc cây cần lấy giống) phải được trồng trong chậu trồng cây để có thể di chuyển được. Trên cây gốc, chọn cành có độ lớn tương đương với gốc ghép.  Dùng cọ tre gác hoặc kê treo chậu, có cây di chuyển được sát gần lại cành trên cây cố định. Trên gốc ghép, cách thân chính khoảng 4-5 cm, lấy dao sắc cắt vạt một miếng dài 2cm, sâu khoảng 1/2 độ lớn của cành cho lộ tầng sinh gỗ. Trên cành ghép cũng cắt một miếng tương tự, sau đó áp hai mặt vừa cắt lại với nhau rồi dùng dây nilon quấn, ép chặt lại. Một tháng sau, kiểu tra nếu thấy đã dính thì cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và cắt dứt khoảng 2/3 cành ghép (phía dưới chỗ ghép). 2 tuần sau đó, cắt đứt rời hoàn toàn rồi đưa cây ra chỗ mát để dưỡng.

+Ghép nêm:

Các công việc chuẩn bị ban đầu cũng giống như phần ghép áp. Cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép (cách thân chính khoảng 5-6 cm) ròi dùng dao sắt cắt vạt 2 bên chỗ vừa cắt thành hình nêm dài khoảng 1,5-2cm. Trên cành ghép cắt một vết xiên từ dưới lên cũng dài khoảng 1,5-2 cm và sâu vào khoảng 1/3 độ lớn của cành, sau đó luồn hình nêm đã cắt trên gốc ghép vào bên trông chỗ vừa cắt trên cành ghép. Rồi dùng dây nilon quấn chặt lại. Một tháng sau kiểm tra nếu thấy đã dính thì cắt đứt 1/3 cành ghép ( phía dưới chỗ ghép), 2 tuần sau cắt đứt rời hoàn toàn rồi đưa cây vào chỗ mát để dưỡng.

+Ghép khúc cành:

Áp dụng cho gốc ghép đã lớn cỡ ngón tay trở lên. Trên gốc ghép cách thân chính 4-5 cm, rạch một đường dài 1,5 cm song song với thân, trên đầu cắt một đường ngang dài 0,8 cm (tạo thành hình chữ T). Chọn cành ghép lớn cỡ ruột bút bi, cắt một đoạn dài cỡ 3-4 cm, có chứa 2-3 mắt mầm, cắt bỏ lá, dùng dao cắt vạt xéo một đoạn dài khoảng 1cm ở đầu dưới của đoạn cạnh này. Dùng mũi dao nhọn tách mở hai bên vỏ của hình chữ T rồi đưa mặt vừa cắt vạt trên cành ghép áp sát vào phần gỗ của gốc ghép. Dùng dây nilon quấn ép chặt lại. Sau khi ghép 2-3 tuần, nếu cành ghép còn sống thì cắt bỏ phần trên của gốc ghép.

Bài viết liên quan

Cây cẩm nhung: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây cẩm nhung với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn đang làm mưa gió trong...

Cây cau tiểu trâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cau tiểu trâm hiện đang là một loại cây cảnh khá được yêu thích, được...

Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ...

Cây lan bình rượu: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây lan bình rượu với hình dáng độc lạ nên rất được ưa chuộng. Nó...

Sen đá hồng tâm: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Trong thế giới của các loài sen đá, khi gợi nhắc đến sự dịu dàng...

Sen đá chuỗi ngọc bi: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây sen đá chuỗi ngọc bi không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp của mình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *